Saturday, February 26, 2011

A mangaluva's psychological analysis (Part 5 - End)


Đối tượng nghiên cứu: Kuroba Kaito
Chẩn bệnh: Ham vui + ham quậy


 


Bệnh nhân là một thiếu niên châu Á, tuổi 17. Sở hữu chỉ số IQ khá cao, có lẽ ngang ngửa trình của Kudo Shinichi. Là một vận động viên thể thao không chuyên khá sành sỏi (cụ thể là giỏi trượt băng) và có thân hình khá chuẩn vì phải tập tành cho phù hợp với nghề nghiệp của thân phận Kaitou KID (dám cá là hắn ta thuận cả 2 chân 2 tay). Có vẻ là người có bán cầu não phải phát triển, khả năng sáng tạo vô biên, có linh cảm tốt và biết cách điều chỉnh cảm xúc của chính mình. Tuy nhiên người này có xu hướng giấu đi cảm xúc thật đằng sau lớp mặt nạ tỉnh khô hay còn gọi là Poker Face. Cụ thể Poker Face này có 2 kiểu: 1 là vẻ tươi cười vui vẻ tinh nghịch như anh hề (đôi lúc còn ngây ngô và ngốc nghếch) của Kuroba Kaito học sinh trung học, và bộ mặt cool với nụ cười nửa miệng ngạo nghễ tự tin của siêu trộm Kaitou KID (dẫu bị bao vây cũng không nhúc nhích đổi sắc lấy một centimet vuông). Về điểm thông minh nhạy bén thì Kaito khá giống trường  hợp của Shinichi và Saguru, tuy nhiên trong đời thường, hắn vẫn phải đóng kịch và giấu diếm nhiều  hơn cả.



Mặc dù Kaito tỏ ra là người khá thân thiện và dễ gần nhưng thực tế, hắn là người rất khó để gần gũi thân mật với người khác. Ở đây có thể áp dụng câu quote của Joan River: “Đối với tôi làm quen với cả 10 ngàn người thì rất dễ nhưng làm thân với duy nhất một người thì cực kì khó”. Hắn thuộc tuýp người thích biểu diễn và thuộc về công chúng, toàn bộ cuộc đời của Kuroba Kaito là một show trình diễn, không chỉ dưới thân phận của KID, cho nên hắn ta khó mà thật lòng với một ai đó được, nói cách khác, kết thân với người khác là một việc không tưởng đối với hắn. Tất cả những trò ảo thuật hắn bày ra trên lớp cho thấy hắn rất thích trở thành trung tâm của sự chú ý, hắn cần những giây phút như thế. Nếu không có khán giả bao quanh, hắn sẽ không diễn xuất, và vì thế sợ để rơi lớp mặt nạ đó.



Một phần nguyên nhân chính của thái độ này chính là hoàn cảnh có một không hai của hắn – hiếm có ai chia sẻ được với hắn, ngoại trừ Kudo Shinichi, người mà hắn chưa từng chạm mặt với tư cách Kuroba Kaito. Đối với Kaito, dường như con người trên đời có đầu óc rất đơn giản, hoặc là quá ư ngây thơ, cũng có thể do hắn quá rành nghệ thuật dẫn dắt suy nghĩ của đám đông, cứ nhìn mỗi lần KID xuất hiện và điều khiển người ta là đủ biết, đặc biệt là trong vụ “dịch chuyển tức thời”, hắn thể hiện cách nhìn của mình về con người giống như “một phần của đám đông ồn ào” hơn là những cá tính riêng biệt trong cuộc sống. Ngoại lệ ở đây là Koizumi Akako, Hakuba Saguru và đương nhiên là Nakamori Aoko, người bạn từ thuở thiếu thời của hắn, bạn thân của hắn từ trước khi ba hắn mất – một sự kiện đáng chú ý đã thay đổi con người thật của Kaito Kuroba.




Đối tượng thân thiết gần gũi đầu tiên của Kaito, đồng thời cũng là thần tượng trong lòng hắn, chắc chắn không phải ai khác mà là Kuroba Toichi. Cách suy nghĩ, ứng xử với người đời của Kaito chịu ảnh hưởng lớn từ cách nhìn của người cha. Dựa vào số lần hồi tưởng về Toichi những lúc Kaito nhớ về tuổi thơ và thái độ kiên quyết của Kaito khi tìm cho ra những kẻ ám sát cha mình và cái lối nói chuyện về ông ấy như thể ông ta vẫn đang còn sống trên đời, thì có thể khẳng định rằng Kuroba Toichi là trung tâm của thế giới của Kaito, đã từng và bây giờ vẫn đang giữ vị trí đó. Dù Sensei không nói rõ, nhưng có thể đoán ra ông ta gặp nạn trên sân khấu biểu diễn ảo thuật, mà Kaito thì luôn theo chân cha mình trong mỗi show diễn => khả năng Kaito chứng kiến cái chết thương tâm của Toichi là rất lớn. Có thể dễ dàng suy đoán được rằng Kaito chưa bao giờ muốn chấp nhận sự thật là cha mình đã qua đời.



Đó cũng chính là cội nguồn gốc rễ của xu hướng không bạo lực của Kaito. Hắn không nỡ làm người khác bị thương, chứ đừng nói gì tới chuyện xuống tay sát hại ai bao giờ. Hắn không muốn có ai phải chết cả, giống như ba hắn, ngay cả khi hắn căm thù những kẻ đã ám sát ba hắn một cách tàn nhẫn (những  gã này có lẽ là những kẻ xấu xa nhất độc ác nhất đáng khinh nhất trong suy nghĩ của Kaito), hắn vẫn không thể nào làm điều tương tự với bọn chúng được, bởi vì hắn không  muốn cuối cùng lại trở thành con người như lũ người đó. Cũng chính vì tư tưởng này mà Kaito liều lĩnh cải trang thành Takagi để tìm cách rửa oan cho mình, hắn không muốn bị ai chụp lên đầu cái tội danh  hung thủ giết người, hắn muốn chứng tỏ rằng, Kaitou KID không bao giờ làm chuyện như thế, đó không phải là hắn. Thêm một bằng chứng nữa là khẩu súng bắn ra lá bài tây của KID. Về căn bản mà nói, đó không phải là một thứ vũ khí bạo lực mà chỉ là một thứ đồ chơi để vui đùa. KID không thích cái khái niệm trơ tráo và lạnh lẽo của “khẩu súng” nên đã biến đổi nó đi để phù hợp với mình.



Trên thực tế, mọi hành động và tính cách của KID đều không mấy dây mơ rễ má tới quan điểm “tội phạm hình sự”. Hắn gửi thông báo là sẽ đến khi nào, từ đâu và ra sao, trong khi tội phạm thực sự thì hơi đâu mà làm thế, chúng ưa lén lút hơn chứ; hắn thích ở giữa trung tâm của sự chú ý, trong khi tội phạm chính hiệu lại chạy trốn, hắn ăn mặc chỉnh tề, chói sáng khiến ai nấy đều trầm trồ và có ấn tượng rõ nét, trong khi hầu hết tội phạm đều khoái mờ nhạt, càng ít bị để ý càng tốt; hắn thân thiện và vui vẻ, luôn luôn thể hiện cách cư xử lịch thiệp và đúng mực, tội phạm thật thường có xu hướng dọa dẫm hoặc thô lỗ với người ta, hắn chơi đùa xong là bỏ viên ngọc lại và chạy thoát, và luôn luôn trả lại những thứ mình lấy đi, hắn chưa từng giữ lại làm của riêng, để đòi tiền chuộc hay là bán đi kiếm lời. Tóm lại nhìn nhận một cách công bằng thì Kaitou KID không phải là một tội phạm hình sự, nói như vậy để phân biệt rõ ràng với những kẻ đã ám sát cha của hắn. KID trong con mắt của công chúng là một nghệ sĩ mang đến niềm vui và giải trí, chính xác là như thế. Đồng thời KID cũng có quan điểm rất linh hoạt về “luật pháp” và “công lý”. Hắn sẵn lòng phá luật lách luật để công lý được thực thi – để cảnh sát bắt giữ được kẻ thủ ác thực sự. Nói chung hắn tự cảm thấy mình không làm điều gì sai trái, mà đúng là thế thật. Kaito không nhìn nhận sự vật sự việc theo nguyên tắc như Shinichi, mọi thứ với hắn đều chuyển động và mang tính tương đối. Hắn rõ ràng rất thích cảm giác bị thách thức mà Shinichi đem lại – những người có đầu óc siêu phàm thường khoái chơi trò đấu trí với nhau – cuối file “bước đi trên không trung”, Kaito có bình luận rằng “tất cả những gì tôi muốn là được đấu với cậu thêm một trận nữa, thám tử ạ.” Hắn chắc chắn là tuýp người giàu adrenalin, và rõ ràng là nghiện cảm giác mạnh. Kaito Kuroba là một kẻ ham mê cảm giác mạnh, giản đơn và thẳng thắn cực kì. Cái làm hắn thấy hào hứng hơn cả chính là trạng thái lâng  lâng phởn phơ mà thử thách đem lại.




Nhưng điều đó cũng giải thích cho việc Kaito lựa chọn cách sống ít thân thiết với người ta. Hắn là một nhân vật nổi bật bị chú ý, và sống từng ngày trong nỗi lo án tử hình tiếp theo sẽ đến từ sau caí chết của người cha, cho nên hắn không muốn có thêm ai bị lôi kéo vào cái mớ bòng bong này nữa. Hắn cùng đồng thời rất e ngại Nakamori Aoko, sợ phản ứng của cô ta khi biết chuyện. Cô gái này luôn thể hiện sự căm ghét KID mà trong khi lại là người suy nghĩ khá đơn giản – Kaito hiểu rằng Aoko sẽ không thay đổi lòng thù ghét đó ngay cả khi biết chính hắn là người sau lớp mặt nạ đó. Có nghĩa là Kaito tự đánh giá bản thân mình với tư cách một con người bình thường rất thấp, hắn nghĩ rằng tình cảm giữa hắn và Aoko, cụ thể là Aoko đối với hắn, không mạnh mẽ sâu sắc đến thế để cô gái có thể tha thứ và yêu quý hắn như là yêu quý Kaito Kuroba, nghĩa là Kaito cho rằng, nếu Kaito Kuroba không phải là bạn thân nhất của Aoko thì cô ấy cũng không thèm để ý đến hắn. Thật ra nghệ sĩ không phải ai cũng tự tin đầy mình, bạn đừng ngạc nhiên. Họ chỉ tự tin về tài năng diễn xuất của mình thôi, và tất cả bọn họ đều khao khát sự chú ý ở một mức độ nào đó. Trong vụ  Green Dream, KID động viên cô diễn viên trẻ đang hồi hộp lo lắng rằng hãy tưởng tượng khán giả dưới kia đều là bí ngô hết, có nghĩa là chính hắn cũng áp dụng cái phương thức này khá nhiều lần. Nói điều này nghe có vẻ vô lí, nhưng thực ra Kaito có vẻ ít tin tưởng vào giá trị thật của chính mình với tư cách một cá thể riêng biệt. Có thể là hắn sợ rằng nếu như hắn cố tỏ ra nghiêm túc thì sẽ thất bại. Điều này còn thể hiện trong nhiều mối quan hệ khác trong cuộc sống của hắn, Kaito Kuroba rất lo lắng khi phải rời ánh đèn sân khấu và tiếng hò reo của đám đông.



Hắn né tránh cảm giác lo sợ bằng cách diễn và diễn 24/7, và không dám đến quá gần một người nào cả. Aoko có vẻ nhận ra chuyện đó, có lần cô ta bình luận về hắn như là “ngọt ngào tử tế nhưng rất lạnh lùng” – nói cách khác, Kaito rất tốt, rất thân thiện nhưng hắn đang giả vờ (trúng phóc!). Kaito cũng e ngại gần gũi với Aoko bởi vì hắn sợ bị từ chối. Bây giờ chúng ta hãy thử quan sát mối quan hệ của Kaito với Minami, mẹ của hắn. Người phụ nữ này rất ít khi xuất hiện, và không có cảnh chung nào của hai mẹ con cả, cho nên người đọc không dám chắc chắn về mức độ thân thiết của họ cũng như không rõ bà này có biết gì về cuộc sống của Kaito trong hiện tại hay không (có thể Minami biết về căn phòng bí mật, nhưng có lẽ không biết Kaito chính là KID hiện tại) nhưng có một điều khá rõ ràng là, dù hai mẹ con khá vui vẻ với nhau, nhưng Kaito cũng giữ khoảng cách với mẹ mình giống như những người còn lại vậy, tất nhiên điều này không hay ho chút nào nhất là sau cái chết của ông Toichi. Trông có vẻ như Kaito và bà Minami sống tự do và độc lập trong cuộc sống riêng của mình, không đan xen vào nhau. Trái lại, bà Minami có vẻ rất thân thiết với Aoko, cô gái xưng hô với bà này là “obachan”. Một người khác trong quỹ đạo của Kaito là ông bác Konosuke Jii, người mà hắn thường gọi là “Jii-chan”, một sự trùng hợp (hoặc do cách chơi chữ của Sensei) giữa tên ông già và từ “ông nội/ngoại” trong tiếng Nhật. Tuy nhiên có thể thấy quan hệ giữa hai người này khá kiểu cách, như thể giữa người quản gia với cậu chủ ấy (nhắc mới nhớ, ông Toichi chắc cũng phải kiếm được cả một gia tài chứ không ít đâu) vì ông Jii luôn gọi Kaito là “Bocchama” nghĩa là “thiếu gia, cậu chủ”. Kaito cũng thường xuyên gạt ông già và giấu diếm cảm xúc của mình trước ông ta, nhưng đồng thời cũng luôn để ý bảo vệ Jii (xem lại vụ Nightmare và Walking on Air), thà liều lĩnh còn hơn là để ông cụ bị bắt giữ.



Cũng từ đó mà chúng ta hiểu thêm một khía cạnh khác của con người Kaito Kuroba: hắn ta thực sự rất coi thường sức khỏe và tính mạng của chính mình. Hắn không nao núng hay để tâm mặc dù đang bị thương hoặc bị đe dọa, có lẽ đó là hậu quả của thái độ đánh giá thấp giá trị của bản thân. Hắn coi nhẹ tính mệnh của mình cho nên mới cố tình tự biến mình thành một con mồi lộ liễu để nhử Snake ra. Hắn sẵn sàng liều mạng để bắt Snake phải trả giá bằng bất cứ cách nào, trừ hãm hại người vô tội. Hắn muốn Snake nghĩ rằng hắn chính là Toichi là bởi vì hắn cực kì tôn sùng cha mình, cái ý nghĩ được sống dưới bóng danh tiếng lẫy lừng của người cha là một động lực cực kì lớn cho hắn. Ngoài ra Kaito cư xử rất quái gở và tự tin thái quá khiến cho những người bạn xung quanh (đặc biệt là Aoko và sau này có thêm Hakuba) phải bực bội. Để tạ lỗi, hắn thậm chí còn bày trò khiến người ta điên đầu hơn, và thế là vòng luẩn quẩn cứ thế mà tuần hoàn. Có lẽ điều này bắt nguồn từ bản chất phóng khoáng và ngổ ngáo của hắn. Hắn không tin hắn có thể vướng vào chuyện tình cảm yêu đương nghiêm túc với ai đó (mà cũng không tin có người nào dám yêu hắn, đặc biệt là cái người mà hắn thực sự muốn yêu đương nghiêm túc thì càng không thể) thế nên hắn mới vô tư hồn nhiên dễ dãi tán tỉnh trêu đùa hết cô này tới cô khác bởi vì hắn biết chuyện sẽ chẳng đến đâu cả - hắn không có ý định cụ thể gì cả!



Được rồi … và đây là khoảnh khắc tất cả đều mong chờ: chứng sợ cá của Kuroba Kaito.  Có thể đoán rằng chứng này liên quan tới một kỉ niệm không hay trong quá khứ của Kaito. Ngay cả Aoko ở bên cạnh hắn từ nhỏ cũng không biết chuyện này cho tới khi cô ta xin tư vấn của bà Minami (bà này cũng lạ thật, biết thừa Aoko hỏi han chuyện đó chắc chắn không có ý tốt lành rồi mà vẫn khai sạch bách ra). Có người đoán già đoán non rằng ông Toichi đã bày trò ảo thuật nào đó tình cờ khiến cậu con trai kinh tởm cá và những thứ liên quan (ai mà biết được?). Không cần biết là do đâu và vì sao, nhưng nhìn nhận từ góc độ tâm lí học thì chứng sợ cá của Kaito nhất định là có liên quan ít nhiều đến những cú shock kinh dị thời thơ ấu.



Tổng kết lại là, người này đang rất cần một lời động viên khuyến khích để tự tin lên với tư cách một cá thể trong xã hội. Nhìn cái xu hướng đánh giá thấp về giá trị bản thân của hắn ta thì mọi người sẽ tự hiểu là nếu như muốn có cái gì đó thay đổi thì phải có người nào đó chủ động tiến một bước trước mà không phải là Kaito, mà cái người nào đó thì nhiều khả năng là Aoko. Nếu như Kaito thay đổi cách nghĩ và gần gũi + thành thực hơn nữa với người mẹ và ông Jii thì hắn sẽ tiến được một bước dài. Hắn nên cải thiện mối quan hệ với Akako và Hakuba nữa, và người hắn dễ ăn nói nhất có lẽ là Shinichi, rất tiếc hai người này không quen biết nhau ở giữa đời thường. Từ sau cái chết đột ngột của người cha – người thân thiết nhất, Kaito Kuroba vẫn chưa hình thành được quan hệ sâu sắc thân mật được với bất kì ai, và Aoko sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Kaito thay đổi để sống tốt hơn .



 A/N: All credits go to Aoyama Sensei and mangaluva-chan. I don't own anything except my eternal love for ShinRan. 

Wednesday, February 23, 2011

Detective Conan tropes and idioms ;) (Cont)


Những khoảnh khắc ấm lòng trong Detective Conan



Sau gần một thập kỉ dài đằng đẵng vừa phục vụ vừa hành hạ độc giả với hàng loạt vụ án li kì bom tấn căng thẳng đầu óc, Aoyama Sensei đã quyết định nêm nếm chút gia vị cho chuyện tình củm sau màn bạc của dàn nhân vật trong kiệt tác Thám tử lừng danh Conan nhằm yên ủi và động viên tinh thần khát khao ... rồ man tíc của các fan chút đỉnh. Cụ thể là ở file 673, Takagi (lại) phải nhập viện vì bị tội phạm choảng cho vài cú. Thiếu úy Sato, người mà đã cùng anh cảnh sát thuộc cấp này đôi ba lần … hôn hụt vì bị người ngoài phá đám, lần này nhờ sự can thiệp kịp thời của lũ nhóc Thám tử nhí mà đã  hoàn thành tâm nguyện cho cả hai. Sau khi Megure, Chiba và Shiratori tin lời tụi trẻ và bỏ đi, tụi nhóc mở hé cửa ra và mục kích toàn bộ cảnh Sato nhoài người xuống hôn Takagi, hai người đều rạng rỡ khỏi phải bàn.



Có vài cảnh hiếm hoi trong D.C khi 3 thành viên của nhà Kudo tụ hội, cha mẹ của Shinichi không bao giờ quên nói với cậu con trai rằng họ luôn yêu quý và tôn trọng quyết định của hắn, luôn động viên hắn tiếp tục đấu tranh với tội ác cho số phận của mình. À, tất nhiên còn nhắc nhở rằng họ rất tự hào về hắn nữa chứ.

Thêm một khoảnh khắc ấm áp cho bạn đọc D.C khi Ayumi được Ai Haibara đồng ý cho gọi cô ta là Ai-chan.

Chapter 548-549 khi cô giáo chủ nhiệm của lũ nhóc, Kobayashi sensei bày ra một trò chơi để cho học sinh giải trí trong giờ thay  vì ngồi viết chính tả như mọi hôm. Cô giáo ”biến mất” và để lại một loạt câu đố và gợi ý để học sinh cùng tham gia giải đáp để tìm ra nơi ẩn trốn của cô. Mục đích cuối cùng của cô giáo là để học sinh trong lớp có cơ hội thân thiện gần gũi và hiểu nhau hơn trong quá trình giải mật mã, đặc biệt là để cả lớp chú ý giúp đỡ hai bạn: một cậu bé mới trở lại lớp sau thời gian dài nằm viện và 1 cô bé mới chuyển tới lớp.




Trong một episode của D.C, có xuất hiện cô bé Haruna, cô bé này có hoàn cảnh gia đình giống như Ran: ba mẹ sống li thân. Cô bé muốn hai người đó quay lại với nhau nhưng cả hai đều quá bận bịu không ai nhận ra lời gợi ý đó. Ran có nói ở đoạn cuối như sau:
Hai anh chị vẫn chưa nhận ra sao? Không có ai hiểu cho tâm tư tình cảm của bé Haruna cả. Cô bé buồn bã và cô đơn biết bao, mẹ bỏ đi rất lâu rồi còn ba thì mải mê làm việc ở công ty. Cho nên Haruna mới muốn ghép hai bức tượng đó lại với nhau vì nghĩ rằng nếu làm thế gia đình mình sẽ lại sum họp đầm ấm như xưa, giống như con hạc mang đến hạnh phúc vậy.



Khác biệt văn hóa  (cách gọi khác: hệ thống máy của bạn có thể khác)




Giả ngu: Kogoro Mouri có vẻ biết thừa Conan phá án giùm ổng, nhưng ổng vẫn cố tình để thằng nhóc lộng hành. Có thể vì quá lười nhác, có thể vì thương tên nhóc thám tử và muốn làm cái khiên đỡ cho nó … Chúa mới biết.



Xã hội gì lạ vậy: Sao ở Nhật Bản cả học sinh trung học lẫn tiểu học đều thản nhiên với án mạng hàng ngày như không ấy nhỉ?



Xa rời nguyên tác: khá nhiều fan D.C cho biết họ đánh giá thấp loạt OVA và episode chiếu trên truyền hình của D.C (so với nguyên tác của Gosho Aoyama)



Nhàn cư vi bất thiện: gần đây còn có fan D.C đưa ra giả thuyết chú mèo Goro của Eri là Ông trùm của Tổ chức nữa. Oh man. (thậm chí còn chụp tội này cho Agasa, Kogoro, Ayumi, Subaru, Ran – còn cho rằng Nee chan là đàn ông giả dạng – mình mà biết đứa nào nghĩ ra cái này mình sẽ đem bom đến ốp nhà nó, no kidding!)




Từ ghép thú vị: Ôi, nhiều lắm, bắt đầu từ Shinran = Shinichi/Ran.



Ghép đôi ghép cặp: Cùng công thức trên đây suy ra ta có Shinichi/Ran, Heiji/Kazuha, Kaito/Aoko. Thấy Haibara vướng mắt quá thì ghép cô ta với Mitsuhiko là xong. Có tính Satou/Takagi với Eri/Kogoro không nhỉ? Nói đi cũng phải nói lại, cũng có những thứ như là Conan/Ai, có điều để hất cẳng Ran thì họ sẽ thủ tiêu chị ấy luôn, hoặc gán nee chan cho bất cứ nam nhân vật nào khác.



Thâm cung nội chiến: đặc biệt trên các diễn đàn D.C ở châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) war giữa Shinichi/RanConan/Ai bùng nổ dữ dội tới mức báo động. Một vài forum tiếng Anh còn cấm đem chủ đề này ra bàn công khai. Thậm chí còn không thể bàn luận về hai nhân vật Ran hoặc Ai trong mối quan hệ so sánh với nhau, nhưng thực tế là mọi câu chuyện đều dẫn đến cuộc chiến nảy lửa này giống như “đường nào cũng về La Mã”. Cái tên Shinichi và câu chuyện tình ái vẫn được lôi ra hàng ngày mà topic vẫn không nguội đi là bao.




Trai hay gái vậy: trông thiếu úy Satou còn nam tính hơn cả Hondou Eisuke ấy chứ …




Văn hóa khác nhau: trong loạt file về “Billionaire Birthday Blues” khi thấy nạn nhân nằm dài ra tựa vào bệ phun nước ngoài vườn, Kogoro nói “Đây không phải chỗ để ngủ đâu nhé”. Trong bản lồng tiếng khi công chiếu ở các nước phương Tây, người ta tự động chuyển thành “Anh thấy không khỏe trong  người à?” (đối với người Tây phương, nhìn cái cảnh đó sẽ nghĩ ngay đến trường hợp người kia đang ói vào bồn nước hơn là ngủ với tư thế kì cục đó). Trong vụ June Bride, cô dâu thích uống trà chanh từ nhỏ vì đó là “đồ uống ưa thích cho con nít”, khi lồng tiếng họ thay bằng “rượu pha chanh” (teen phương Tây thích uống nước quả hoặc rượu nhẹ hơn là trà, còn ở Nhật thì là trà…)



Monday, February 21, 2011

A mangaluva's psychological analysis (Part 4)


Đối tượng: Miyano Shiho
Chẩn bệnh: Hội chứng trầm cảm lâm sàng





Nhân vật kì này là một thiếu nữ đồng thời là con lai hai dòng máu Nhật/Anh. Sở hữu số IQ cao chót vót, có lẽ xấp xỉ 200. Chuyên ngành là hóa sinh, nhưng nếu nói cô ta lanh lợi và thông thái ở mọi bộ môn khoa học và toán học thì cũng không hề ngoa. Vốn là một đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ khi cả hai người này đột ngột qua đời trong một tai nạn năm cô lên 6 hoặc 7 tuổi (dựa vào cuộn băng đầu tiên được tiết lộ của người mẹ gửi lại cho con gái), dù Shiho biết rõ mười mươi cái chết của cha mẹ không phải là một tai nạn đơn thuần. Cô còn có một người chị gái ruột, Miyano Akemi, người này đã bị Gin sát hại trước khi Shiho gặp Shinichi vài tháng.





Không ai có thể phủ nhận rằng đối tượng thân thiết và gần gũi đầu tiên trong đời Shiho là cô chị ruột, người có quan hệ mật thiết nhất với cô gái. Có nhiều chi tiết trong bộ truyện ám chỉ việc Shiho tuân theo mệnh lệnh của Tổ chức, 1 phần là để có tài trợ cho dự án nghiên cứu và phần nhiều là để có đủ uy tín để giữ gìn an toàn cho chị gái mình. Shiho đình chỉ việc nghiên cứu để chống đối việc Tổ chức thủ tiêu Akemi, thậm chí còn tự tử không thành. Cái chết của người chị đã tác động rất lớn đến tâm lí của Shiho, khiến không lâu sau khi gặp Shinichi, cô đã gào lên trong đau đớn với cậu ta, “Vì sao cậu không cứu lấy chị ấy?” Một phần trong lòng Shiho thật sự muốn tin rằng lẽ ra đã có thể cứu sống được Akemi bằng một cách nào đó, và thế là sau khi chứng kiến năng lực thám tử của Shinichi, cô đã quyết định rằng trí tuệ phi thường đó lẽ ra đã có thể làm được điều đó. Trên thực tế, điều này có liên quan đến nỗi ám ảnh và hối hận trong Shiho – nghĩa là rất có thể Shiho cảm thấy rằng Shinichi không thể làm được gì để cứu Akemi bởi vì cậu ta bị teo nhỏ thành một cậu bé tiểu học, mà hoàn cảnh bị hạn chế của cậu ta hiện nay lại chính là do loại độc dược mà cô chế tạo ra, Shiho nghĩ rằng chính vì lỗi của mình mà Shinichi không cứu được Akemi, đồng nghĩa với việc Akemi phải chết là do lỗi của cô. Điều này có thể giải thích được vì sao Shiho lại tìm đến nhà Shinichi khi chính cô ta bị teo nhỏ - một phần là vì cô không còn nơi nào khác để đi, còn lại là vì cô ta cần tìm một ai đó để đổ lỗi cho cái chết của Akemi, không rõ vì lí do gì, có thể là do từ nhỏ đã bị Tổ chức nhồi nhét tư tưởng phục tùng trong sợ hãi, nên Shiho không dám có ý nghĩ buộc tội Tổ chức. Cho nên Shiho phải buộc tội Shinichi “Là một thám tử giỏi giang như thế, nhưng cậu lại không biết được chuyện gì đang xảy ra với chị tôi!” nhưng đương nhiên là Shiho vẫn tự trách mình là chính.





Shiho và Akemi vừa là chị em vừa là bạn thân, Akemi luôn có xu hướng giấu diếm cảm xúc thật của mình để bảo vệ Shiho. Bởi vì Ran cũng thường xuyên làm như vậy, cho nên Shiho đã chuyển tình cảm trìu mến đó sang cho Ran, cũng là chuyện dễ hiểu, chưa kể về hình dáng bên ngoài mà nói thì Akemi và Ran cũng có nhiều nét giống nhau. Akemi mất đi bỏ lại Shiho một mình cô độc trên đời – cô không còn ai khác trong quá khứ, ngoại trừ 2 người: Vermouth và Gin. Shiho đã nhanh chóng quấn quýt lấy Ran và bám lấy cô gái này như một người thay thế cho Akemi, điều này đôi khi gây ra mâu thuẫn nảy lửa với những xúc cảm tiêu cực mà cô không muốn có nhưng vẫn nảy ra khi quan sát mối quan hệ thân mật giữa Shinichi và Ran – bởi vì chính Shiho cũng có tình cảm nam nữ với Shinichi, nên cô có muốn cũng không ngăn lại được lòng ganh tị của mình với Ran. Lòng phẫn uất và oán giận này là thứ mà Shiho luôn cố gắng giấu kín, ở bãi biển, cô không chịu đi vào chỗ râm mát để ngồi nghỉ nên mới bị say nắng, giải thích rằng “không muốn chạy trốn” nhưng trong lòng Shiho đang rất bối rối vì phải đấu tranh giữa hờn ghen và thương mến đối với Ran, bởi Shiho mang nợ Ran mấy lần khi được Ran cứu khỏi móng vuốt của Vermouth, từ lần đó trở đi hình ảnh người chị trong lòng Shiho luôn thường trực cả Akemi và Ran. Có thể nói chứng kiến lòng nhân hậu và dũng cảm của Ran khiến Shiho ngày càng trân trọng và quý giá tính mạng của Ran hơn bao giờ hết, có lẽ Shiho quan tâm đến sự an nguy của Ran ngang ngửa với Shinichi cũng nên. Có nhiều chi tiết ẩn ý cho rằng Shiho khăng khăng không muốn Shinichi nói cho Ran biết sự thật là vì Shiho ganh tị và muốn giữ Shinichi lại bên mình, nhưng suy nghĩ thấu đáo hơn thì có thể thấy rằng Shiho bị nỗi sợ mất đi một người chị thứ hai ám ảnh, Shiho sợ Ran sẽ bị giết như chị mình. Đồng thời Shiho cũng quyết định nén đi tình cảm riêng của mình để chúc phúc cho hai con người có ý nghĩa nhất đối với cô trong hiện tại – Ran và Shinichi.




Tình cảm của Shiho dành cho Shinichi không thuộc dạng “yêu từ cái nhìn đầu tiên”. Mặc dù phải thừa nhận là Shiho đặc biệt kính nể trí tuệ hơn người của Shinichi, nhưng trong lòng cô ta vẫn luôn trách Shinichi vì không thể cứu được Akemi. Sau đó Shinichi đón nhận Shiho như một người bạn và luôn bảo vệ Shiho khiến cô ta rất cảm động, và buột miệng nói những lời đầy ẩn ý ở sân vận động khi cô ngạc nhiên rằng mình cũng xứng đáng có được hạnh phúc. Giống như bao con người bình thường khác trên đời, Shiho cũng mong muốn có một người nào đó ở bên cạnh quan tâm chăm sóc yêu thương mình, một kiểu quan hệ đầy tình thân mà trước kia cô chỉ gặp ở người chị Akemi. Tình bạn vô tư trong sáng và hồn nhiên của Ayumi đối với Shiho rất đáng quý tuy nhiên nếu so sánh với mức độ gắn kết giữa cô và Shinichi thì chưa mật thiết và sâu nặng bằng, bởi vì cô và Shinichi có chung một tình cảnh éo le hiếm gặp, một phần vì Shiho chứng kiến “con người thật” và những khoảnh khắc hiếm có của Shinichi khá nhiều, phần nhiều là vì cảm phục tấm lòng nhân hậu và tính tình  ngay thẳng trung thực của Shinichi mà cô chưa từng gặp ở ai khác trước đó. Hình tượng của Shinichi quá mới lạ và bất ngờ đối với cuộc sống của Shiho. Về cơ bản mà nói thì tất cả những việc Shinichi làm và thái độ Shinichi thể hiện ra đối với Shiho đều là những thứ Shiho chưa từng gặp trong cuộc đời trước đó, Shinichi đã vô tình lấp đầy hố sâu thiếu thốn tình cảm cả về thể chất lẫn tinh thần của Shiho mà không biết. Shinichi không bao giờ biết mình có ý nghĩa như thế nào đối với Shiho. Cô ta luôn miệng nói coi Shinichi như một con chuột bạch thí nghiệm, nhưng đó chỉ là một cái cớ vụng về mà thôi. Cái đáng quý ở con người Shiho là ở chỗ, mặc dù biết rõ một khi tìm ra được thuốc giải cho APTX 4869, Shinichi sẽ quay trở lại và Conan đồng thời biến mất, nói chung Shiho sẽ mất đi Shinichi nhưng vẫn cứ tiếp tục nghiên cứu cho ra, bởi vì phần lí trí tỉnh táo trong Shiho nói rằng Shinichi sẽ không bao giờ từ bỏ Ran và sẽ bất hạnh cả đời nếu ở trong cái vỏ Edogawa Conan.



Shiho có lẽ không ý thức được rằng cô ta thích Shinichi ở nhiều điểm đến thế: lòng tốt, tính trung thực, công bằng và “hội chứng tử vì những người thân yêu”. Shiho biết rằng Tổ chức đều là quỷ dữ thiếu nhân tính, và cô đã ở bên cạnh lũ quỷ ấy suốt một thời gian dài, rất có thể Shiho bị ám ảnh rằng cô cũng phần nào mang bản tính của quỷ giống như Gin và Vermouth. Cô tự đổ lỗi cho mình vì những cái chết hậu quả của loại thuốc cô chế tạo, dù Shiho cũng không biết nó được dùng như vũ khí giết người nhưng dẫu sao vẫn khiến Shiho rất buồn và ghê tởm. Khó mà tưởng tượng được một người sống trong máu tươi và bùn đen suốt cuộc đời trước đó như Shiho lại có thể dành tình cảm trìu mến và thân thương đến thế cho Ran, Shinichi và lũ nhóc thám tử, có lẽ đều nhờ vào tấm lòng của Akemi. Shiho luôn tỏ thái độ coi thường và nghi hoặc đối với con người, nhưng lại thích thú với động vật – nhờ có Akemi làm cầu nối với thế giới của những người nhân hậu mà Shiho vẫn giữ được bản tính tốt đẹp của con người dù phải sống từng ngày và được nuôi lớn bởi một trong những Tổ chức tội phạm phi nhân tính hiếm có trong lịch sử nhân loại. Shiho cũng muốn kết bạn, muốn gẫn gũi và quan tâm đến người khác, nhưng nỗi sợ cố hữu luôn cản trở cô ta làm điều đó một cách tự nhiên nhất. Shiho cảm giác nếu như cô thân với ai thì người đó sẽ gặp tai họa, giống như toàn bộ người thân của cô vậy. Ayumi e dè vì tưởng cô sẽ không cho phép người khác gọi mình là Ai-chan,  nhưng cuối cùng Ai nhận ra rằng cô thực sự thấy vui lòng khi Ayumi gọi như thế. Shiho có khả năng tạo dựng mối quan hệ thân thiết khá nhanh, chỉ là cô ta sợ mang lại điều rủi cho người giao du với mình mà thôi.




Shiho là tuýp người biết điều khiển cảm xúc của mình, và có thể bộc lộ nó theo cách mà cô ta muốn, giống như cái lần òa khóc níu áo của Shinichi vậy. Khi mới đầu “thích thích” Shinichi, Shiho cố tình tránh mặt Ran bất cứ lúc nào có thể, rõ ràng là thái độ ganh tị ghen ghét giữa phụ nữ với nhau. Cô nghĩ “Vì sao mình lại cư xử như thế này? Tại sao mình phải lạnh nhạt với cô gái đó? Mình không muốn NGHĨ về điều đó nữa …” điều này có nghĩa là Shiho BIẾT THỪA lí do tại sao cô ta né tránh Ran nhưng lại không muốn đối diện với sự thật mặc dù biết rõ mười mươi nó hình dạng tròn méo ra sao. Cũng trong cảnh ở bãi biển (có nhắc đến bên trên), Shiho đã cố gắng tự chất vấn mình và ráng tìm cách đối phó với hờn ghen của mình. Trên thực tế, cô ta đã thể hiện khá rõ ngay từ cái lần đầu tiên cho Shinichi viên thuốc giải tạm thời, khi Shinichi đột ngột thắc mắc: “Vì sao cậu giúp đỡ tớ nhiều quá vậy?” Shiho đã giật mình và đỏ mặt. Nhưng ngay sau đó bật lại một câu trả lời như máy tự động. Nếu như đã đáp lại nhanh như thế thì cũng có nghĩa là đã có sẵn một câu trả lời từ trước đó rồi, nói cách khác, đã nhiều lần nghĩ đến câu hỏi tương tự. Tình cảm của Shiho đối với Shinichi khá mạnh mẽ đủ để bám theo Shinichi mặc dù biết con đường đó sẽ dẫn cô ta đến màn đối mặt với Vermouth – kẻ ác ôn số một trong cuộc đời của cô ta (chưa biết rõ lí do). Sẽ đến lúc Shiho phải thừa nhận rằng cô ta quan tâm tới Shinichi nhiều hơn là cô tưởng, người duy nhất chẳng cảm thấy gì hết là Shinichi.




Nói chung bệnh tâm lí của Shiho Miyano có thể xếp vào dạng trầm cảm nhẹ. Cô ta vừa là người biết giữ mặt lạnh, vừa giỏi điều chỉnh cảm xúc, vừa kín đáo và hướng nội (trong toàn bộ series có thể thấy Ai Haibara luôn tỏ ra buồn chán hoặc vô cảm). Nếu Shiho có thể thoải mái thể hiện cảm xúc thật ra thì chứng trầm cảm đó có thể thuyên giảm đi nhiều. Aoyama cho thấy Shiho không thuộc dạng thích thú với ẩm thực và chuyện ăn uống nói chung, và là tuýp ngủ nghỉ thất thường hay còn gọi là “ngủ ngày cày đêm”. Cũng giống như Shinichi, Shiho cũng chịu cơn khủng hoảng thân phận nhưng tất nhiên không biểu hiện rõ nét như người kia. Một chi tiết đáng chú ý là Shiho đánh giá khá tiêu cực về bản thân, cô ta dễ dàng kể cho Shinichi nghe toàn bộ câu chuyện về những việc làm sai trái của mình trước đây, và luôn tự trách mình vì cái chết của Akemi, về tình trạng hiện giờ của Shinichi và những cái chết vô danh khác. Bằng chứng rõ ràng nhất có lẽ là cái xu hướng chán đời và muốn tự vẫn của cô ta. Shiho bị teo lại thành Haibara là hậu quả của 1 cuộc tự tử không thành, và đó không phải là lần duy nhất cô ta muốn chết (ngồi lại trên xe bus có bom và ngồi đợi Vermouth đến giết). Cũng có thể tự Shiho cảm thấy phần tiêu cực này trong con người mình, và đôi khi cố để lại một lời gợi ý dẫu nhỏ nhoi cho người khác để đến cứu mình. Khi Shiho nhìn vào tấm gương trogn WC và nói vu vơ với Shinichi rằng cô ta lúc này không còn tự biết mình là ai nữa, có lẽ đang muốn nghe một lời an ủi rằng cô ta không phải là ma quỷ giống như Tổ chức đâu, nhưng Shinichi thì khiến Shiho thất vọng khi quay sang lườm và nói “thế cậu nghĩ đó là lỗi của ai mà tôi và cậu phải trong tình trạng này?”. Tuy Shinichi thường vô tâm với con gái, nhưng cậu ta có nhận ra ý định tự tử của Shiho và luôn đến ngăn chặn cô ta kịp lúc – nguyên nhân có lẽ tổng hợp từ hai thứ như sau: lương tâm của một thám tử có tài đức (không được để nghi phạm tự kết liễu đời mình vì việc đó ngang bằng với sát nhân) và cảm giác tội lỗi vì không thể cứu sống được Akemi. Shiho gần đây đã sống tích cực hơn nhiều, một phần nhờ Ayumi và Ran, đặc biệt Shiho bị lòng dũng cảm của Ayumi thuyết phục, bằng chứng là cô ta đã từ chối chương trình bảo vệ nhân chứng của FBI.



Có hai mối quan hệ trong quá khứ của Shiho cần được chú ý, đó là với Vermouth và Gin. Shiho và Vermouth chắc chắn là rất căm ghét nhau, nói đúng hơn thì Vermouth thù ghét Shiho còn Shiho thì sợ Vermouth đến bở cả vía. Vermouth không thể ưa được cái mặt Shiho có lẽ không chỉ vì Shiho dám đào ngũ khỏi Tổ chức, người phụ nữ này ghét Shiho đến mức độ trừng mắt thôi là khiến cô ta run lẩy bẩy. Có lẽ là một mối hận có căn nguyên từ lâu lắm rồi. Shiho hãi Vermouth thì có thể giải thích được bởi vị trí cao cấp của Vermouth trong Tổ chức, chưa kể nếu mà đối mặt nhau trong một trận chiến tay bo giữa đàn bà với nhau thì Shiho tơi tả là cái chắc. Vì sao hai người này ghét nhau, chẳng ai biết cả, nhưng có vẻ như là xung đột giữa cá nhân hơn là trong nghề nghiệp, nói chung đàn bà con gái với nhau có cả tấn lí do để không ưa nhau, có thể là một cái nhìn khó chịu, một lời nói móc mỉa đụng chạm hay là tư tưởng khác nhau … hoặc ghét cái thái độ … vân vân và vân vân. (Nếu bạn cũng là con gái thì nói tới đây là tự hiểu rồi, còn nếu là con trai thì tốt nhất đừng có hỏi.) Nói tóm lại là, không cần biết vì cái cớ gì, nhưng hai người này chắc chắn không bao giờ bắt tay làm bạn của nhau được.



Còn lại mối quan hệ với Gin. Rõ ràng là Shiho và Gin biết nhau và hiểu nhau, Gin có thể nhận diện ngay lập tức sợi tóc màu trà của Shiho. Mỗi khi Gin nhắc đến cô ta, hình ảnh Shiho luôn được thể hiện mập mờ bằng một cái bóng trần truồng: điều này cũng không hẳn ý nói bọn họ từng là tình nhân, nhưng cách vẽ đó trong manga thường thể hiện quan hệ gần gũi than mật giữa hai đối tượng, có thể nói là sự thật trần trụi không mấy vui vẻ nào đó. Gin tỏ vẻ thù hận hành động trốn chạy khỏi Tổ chức của Shiho một cách cá nhân, khi gặp lại ở khách sạn Haido, Shiho nói “Anh lại đợi tôi dưới trời giá lạnh thế này,” và còn mỉm cười buồn bã, như thể trước đây Gin từng đợi cô ta với một lí do hoàn toàn khác. Khả năng hai người này có dính líu tới quan hệ yêu đương khá thấp, bởi vì khái niệm “tình yêu” có vẻ không ăn nhập gì với một kẻ đa nhân cách và nhẫn tâm như Gin.



Còn lại là mối quan hệ hiện tại của Ai Haibara với bác tiến sĩ Agasa. Là một đứa trẻ mồ côi và có lẽ chưa từng hưởng quan tâm chăm sóc của bậc ông bà lớn tuổi cho nên chắc hẳn Agasa là hình tượng người ông mà Shiho trân trọng. Lòng tốt vô điều kiện của ông già khiến Shiho rất xúc động, ông cụ đã cho cô ta một mái ấm gia đình, một nơi an toàn để trú ngụ mà Tổ chức không đem lại cho cô ta. Agasa luôn để cho Shiho tự suy tính và quyết định mọi việc. Shiho quan tâm đến sức khỏe và chế độ ăn uống của ông già và cố gắng bằng mọi cách cải thiện sức khỏe của ông ấy.



Nói chung, chứng trầm cảm của Shiho Miyano đang có dấu hiệu bị đẩy lùi, cô ta đã sống cởi mở hơn trước nhiều, nhờ hoàn cảnh và những con người tốt bụng nhiệt tình và vô tư chung quanh đặc biệt là Ayumi, Ran và Shinichi. Shiho dần dần tự tin và nhìn bản thân với ánh mắt thân thiện tích cực hơn trước. Người này thuộc dạng sống lí trí, dùng đầu óc giải mã mọi chuyện. Hành động hi sinh tình cảm riêng và chúc phúc cho hạnh phúc của Shinichi và Ran rất đáng khen và đáng trân trọng. Cô ta cũng biết cách động viên và an ủi bạn bè (Mitsuhiko và Ayumi) và có nhiều bằng chứng cho thấy Ai Haibara đang dần nhường chỗ cho Shiho Miyano. Ai Haibara hồi sinh từ đống tro tàn của Shiho Miyano và sống hạnh phúc trong cuộc đời mới. Tôi cho rằng nếu tìm ra thuốc giải, Shiho cũng không uống mà sẽ tiếp tục sống trong thân phận mới.


 A/N: Dịch xong cái này mà muốn nói vài câu sau đây. Thứ nhất, mình từ trước tới giờ vẫn không muốn thừa nhận tình cảm mà Shiho dành cho Shinichi là tình yêu trai gái, vì ti tỉ lí do nhưng nói thẳng ra nguyên nhân chính vẫn là vì mình là một fan ủng hộ Shin-Ran từ trong xương tủy (cứ nhìn cái tên blogspot là đủ biết rồi). Nhìn nhận một cách thấu đáo, khách quan và công bằng hơn thì không nên quay mặt với sự thật này. Nói gì thì nói mọi chuyện đơn giản là như thế này đây: 1- Shiho thích Shinichi với tư cách một cô gái bị hấp dẫn bởi một chàng trai, 2- Shinichi và Ran mến nhau từ nhỏ và cả hai đã ít nhiều tự thỏa thuận là cùng đưa tình bạn đẹp ấy lên một mức độ khác cao hơn, hai người này yêu thương trân trọng nhau với tư cách người yêu, 3- Shiho ghen tị với Ran nhiều lần nhưng quyết định đối diện với tình cảm rắc rối này và giải quyết nó, và muốn đứng bên cạnh chúc phúc cho Shinichi và Ran.


Tóm lại sau khi suy nghĩ đánh giá đúng mực về Shiho Miyano -Ai Haibara thì có thể kết luận cô gái này có bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt, chẳng có gì đáng chê trách cho đến thời điểm hiện tại. Chỉ mỗi cái  "yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người" mà thôi. Chẳng phải lỗi của ai cả.


Xin mượn lời của fan Ai khi nói về Ran để nói về Shiho như sau: cô ấy không phải kiểu người mà tôi thích. Oh yeah ...



P/S: nói thẳng luôn là mình ghét B.O nhé. Nên sẽ k dịch bài về Gin đâu. ;)) 


Sunday, February 20, 2011

A mangaluva's psychological analysis (Part 3)


Đối tượng tiếp theo: Hattori Heiji
Chẩn bệnh: Thần khẩu hại xác phàm




Đối tượng nghiên cứu là một thiếu niên người Nhật, tuổi 17. Đặc điểm nhận dạng rõ nét nhất là nước da ngăm đen (được thừa hưởng từ ông nội) và giọng trọ trẹ địa phương (Kansai hay còn gọi là Osaka-ben). IQ trên mức trung bình, khả năng tư duy khá, giỏi Kendo (kiếm đạo) và sở hữu bằng lái xe gắn máy cùng tài nghệ tay lái lụa không chính thống. Có khả năng đấu giáp lá cà, phản xạ cực tốt (có lẽ nhờ gây lộn với Kazuha nhiều lần). Con trai duy nhất của cảnh sát trưởng sở cảnh sát Osaka, từ nhỏ thấm nhuần tư tưởng đấu tranh vì công lí và tuân thủ pháp luật, rất quý trọng mạng sống của con người (đặc biệt sau khi kết bạn với Kudo).



Nhờ chức vụ quyền hạn của cha mình, có thể nói cuộc đời của Heiji gắn bó mật thiết với cảnh sát (nhiều sĩ quan trong Sở gọi Heiji là Hei-chan, đủ cho thấy Heiji từ nhỏ đã trở thành gương mặt quen thuộc đối với họ), chính vì thế mà Heiji có điều kiện phát triển kĩ năng tư duy và suy luận sắc sảo, giống như trường hợp con nhà nòi của Shinichi, tuy nhiên Heiji phát triển năng lực trinh thám thông qua những mối quan hệ với lực lượng cảnh sát chứ không phải từ một tiểu thuyết gia thông minh xuất chúng nhưng lúc nào mở miệng cũng “thực ra tôi không phải là thám tử” của Shinichi. Có nghĩa là đối với Heiji, 2 khái niệm “công lí” và “luật pháp” gần như là một, nếu không thì ít nhất cũng đan xen mật thiết với nhau, bởi vậy Heiji cảm thấy khó chịu khi Shinichi lẻn vào phòng riêng của nghi phạm để kiếm tang chứng và lục lọi, lấy đi đồ đạc của họ (tuy nhiên khi đã “vào cầu” thì chính Heiji cũng quên hết tất cả).





Heiji cũng đồng thời là một người, theo lời bình luận của 1 nhân vật trong D.C, thuộc tuýp “máu nóng”, đôi khi Heiji để tình cảm lấn át logic tỉnh táo và khó chạm tới sự thật đằng sau sự vật sự việc (xem lại vụ trên đảo Mỹ nhân ngư, vol 28) đồng thời cũng là một kẻ có máu liều số 1. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nét tính cách này của cậu ta thật đáng quý, thể hiện một tấm lòng nhân hậu hiếm có. Khi Hakuba than phiền về việc Heiji làm xáo trộn hiện trường vụ án, đơn giản là vì ngay từ đầu không nên vội khẳng định đó thật sự là một vụ án mạng. Mọi người từ bên ngoài chỉ nhìn thấy cảnh nạn nhân tựa cái đầu đẫm máu vào cửa sổ và chưa ai biết anh ta còn sống hay không, nếu như anh ta còn thoi thóp và bị thương nặng thì việc Heiji phá cửa xông vào rất có thể giúp cứu được một mạng người. Ngay cả trong những vụ rõ rành rành như vụ giết người trong buổi họp mặt bạn cũ của Kogoro (xem lại vol 9) thì việc đầu tiên ông thám tử dày dặn kinh nghiệm làm là kiểm tra mạch đập của nạn nhân. Trừ phi người xấu số bị mất đầu hoặc cái gì đó chí mạng tương tự như thế, thì việc nên làm đầu tiên của thám tử vẫn là ưu tiên cứu sống người ta chứ không phải là đứng đó mà suy luận rồi vội lao vào phá án. Heij đã bị những thám tử kia chê bai và chỉ trích với hành động “nông nổi, thiếu chuyên nghiệpđó, cho rằng cậu ta không đủ tư cách theo nghề trinh thám, nghĩa là Heiji đã ưu tiên cứu người trước và phá án sau. Heiji luôn tự rèn luyện  sao cho lí trí tỉnh táo luôn chiến thắng cảm xúc, nhưng cái xu hướng mần trước, tính saucủa cậu ta sẽ chẳng bao giờ bỏ được.




Xu hướng này có thể nói là bản tính tự nhiên, nhiệt tình sôi nổi và năng động của Heiji. Cậu ta không thích ngồi một chỗ và chờ đợi, một kiểu người mà, nếu như không được nuôi nấng đào tạo trong môi trường cảnh sát thì rất có thể đã là thành viên của một băng nhóm nào đó, nhóm người nào đó hoạt động tích cực. Cứ nhìn cái cách cậu ta hăm hở say mê với môn kiếm đạo và truy đuổi tội phạm là biết. Có thể nói Heiji sở hữu một dòng máu sôi sùng sục luôn tràn trề năng lượng và adrenalin, điều đó giúp Heiji cứu một người đàn ông đang bị thương ra khỏi trận hỏa hoạn trong khi chính cậu ta mới lãnh một viên đạn vào bụng, hoặc đơn cử như việc cố gắng tỉnh táo hết mức dù bị choảng vào giữa đầu, hay là cố trèo lên trên mép của vực sâu với bàn tay bị thương cùng một người khác đang bám vào đó mà đung đưa nặng trĩu.




Tuy vậy, có thể kết luận Heiji là mẫu người dễ dao động cũng không sai. Lần đầu tiên xuất hiện, cậu ta rất hăm hở tìm cho ra đối thủ Kudo Shinichi, và thái độ đối với Hakuba cũng vậy. “Tôi muốn biết liệu Kudo Shinichi có xứng đáng để được người ta đem ra so sánh với tôi hay không!” đại loại như thế, nhưng trong thâm tâm, Heiji đang muốn biết liệu hắn có phải là người xứng đáng hay không, và muốn tìm hiểu cho ra. Điều này được chứng minh bởi nỗi ám ảnh thường trực của Heiji là phải đánh bại và vượt trội Shinichi, mặc dù Shinichi không hề biết việc mình bị thách thức. Cuối cùng, Shinichi không chỉ xuất hiện mà còn bẻ gãy mọi lập luận trước đó của Heiji và đưa ra một giả thuyết đúng đắn hơn đồng thời lên lớp Heiji một trận về nghệ thuật suy luận. Điều này càng khiến Heiji băn khoăn về kĩ năng nhà nghề của mình hơn, nhưng thay vì buồn bã hay thất vọng thì bản tính nhiệt tình hăng hái của Heiji lại thắng thế để biến Shinichi thành một hình mẫu thám tử mà hắn ngưỡng mộ, nghĩa là hắn cân đo đong đếm lại tài năng của mình và cố gắng hết mình để xứng đáng được làm đối thủ của Shinichi. Cũng chính vì thế mà Heiji thường xuyên bị Shinichi than phiền là một kẻ rắc rối và lắm chuyện, vì Heiji thường xuyên theo dõi để mắt tới Shinichi và những vụ án Shinichi có công giải quyết. Thứ mà Heiji theo đuổi chính là việc được ở trên bàn cân ngang bằng với Shinichi và nỗ lực không ngừng cho tới khi chạm vạch giới hạn, ngoài ra hắn rất quý mến Shinichi và hoàn toàn hài lòng khi được làm bạn với tên bạn đồng nghiệp, đến nỗi hắn sẵn lòng nhận bất cứ hình thức khen ngợi nào từ Shinichi, miễn là khiến hắn cảm thấy mình có giá trị. Heiji tự đánh giá mình  thông qua suy nghĩ của người khác về hắn, cho nên hắn mới cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm khi Hakuba nói những lời như vậy.





Nguyên nhân cội rễ sâu xa có lẽ xuất phát từ danh tiếng lẫy lừng của người cha của hắn, nghĩa là người ta dẫu vô tình hay cố ý vẫn sẽ thường xuyên đem hắn ra mà so sánh với ba hắn. Điều đó khiến Heiji thấy khó chịu, vì hắn cố gắng làm tốt công việc của một thám tử nhưng người ta lại ít nhìn nhận thành công đó như là tài năng và nỗ lực của chính hắn mà là vì hắn thừa hưởng dòng máu của cha hắn. Cũng chính vì điều này mà Heiji được thôi thúc khát khao trở thành một thám tử giỏi hơn nữa, bằng cách vượt qua Shinichi – thám tử xuất sắc nhất trong mắt hắn. Tất nhiên trong vụ án ở lâu đài Osaka (xem lại vol 43) hắn đã chứng tỏ phần nào cho thiên hạ thấy hắn là Heiji Hattori chứ không đơn giản chỉ là con trai của ông Hattori Heizo. Chính vì rất tôn trọng và quý mến Shinichi cho nên Heiji mới coi trọng việc chạy đua với Shinichi như vậy, bởi vì với tính cách của Heiji thì hắn nghĩ hắn chỉ có thể nâng cao kĩ năng trinh thám bằng cách sánh vai với những người đáng kính trọng mà thôi.




Thêm một nét tính cách đáng trân trọng nữa của Heiji – cậu ta là một con người, về cơ bản mà nói, cực kì trung thực, Heiji không giỏi diễn kịch và lừa thủ phạm vào tròng trơn tru được như Shinichi, và sẽ chỉ thực hiện những màn kịch đó nếu như đạo diễn là Shinichi – nghĩa là tự bản thân hắn không quen với việc nói dối tỉnh queo như vậy được. Heiji mất một thời gian dài mà vẫn không tiêu thụ được chuyện thân phận và tình huống của Shinichi, cho nên thảm cảnh Ku-Conan là thường xuyên tái diễn, không có gì là lạ. Hắn không thể hiểu nổi vì sao những thám tử khác lại không phát hiện ra điều gì khác thường (xem lại vol 15, khi Heiji gặp lại Shinichi lần thứ 3, câu đầu tiên hắn hỏi sau khi chào là “cậu vẫn chưa bị lộ à?). Lừa gạt và dối trá khiến Heiji cảm thấy khó ở, tuy nhiên gần đây nhờ kết bạn với Shinichi, hắn ta cũng dần quen, và dần bị ảnh hưởng cái tư tưởng đặt “công lí” lên trên “luật” của Shinichi.





Một nét khuyết điểm trong con người Heiji đó là hắn ta quá thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy – đương nhiên không phải khi nào cũng có lợi – đã đến lúc chúng ta bàn đến căn bệnh “thần khẩu hại xác phàm” của người này. Khả năng ứng biến nhanh nhẹn đáng kinh ngạc tuy nhiên lại phát biểu những câu không mấy chính xác, đặc biệt đúng trong trường hợp với Kazuha. Trong vụ án có những nhà ảo thuật và mưu mẹo với tấm gương, Heiji tỏ ra bối rối thực sự, hắn không hiểu cái chi tiết Kazuha bám chặt lấy tay của ảo thuật gia kia tại sao lại khiến hắn thấy bực bội trong lòng, điều này cũng có nghĩa là Heiji hoàn toàn chưa nhận ra thứ tình càm mà hăn dành cho Kazuha. Tuy vậy bằng cớ cũng rành rành và đầy rẫy ra đấy, ví dụ như cái cách hắn lo cho sự an nguy của cô gái, giấu đi vết thương để cô ta khỏi phải lo lắng, lí do vì sao không bao giờ kể cho cô nghe về mối tình đầu (xem lại “Mê cung trong thành phố cổ”, Kazuha tự tìm hiểu lấy việc đó trên tạp chí chứ không phải do Heiji tự nói ra) để rồi sau đó quá ngượng ngùng không dám nói với cô bạn rằng từ trước tới giờ cô bé năm xưa và cô chính là một. Đây cũng là dấu hiệu không thể chối cãi được của chứng sợ bị từ chối, Heiji không dám thổ lộ vì sợ mất đi một người thân thiết gắn bó bao lâu nay, và đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc đời hắn. Có lẽ bằng cớ ở đây là chiếc bùa hộ mệnh mà Kazuha đưa cho hắn, mặc dù không thừa nhận, và không tin vào bùa chú nhưng dù sao hắn vẫn luôn giữ bên cạnh mình. Heiji tỏ ra mắc cỡ thực sự mỗi khi Kazuha tỏ vẻ quan tâm tới hắn, bởi vì hắn chưa từng đối diện với bản chất của tình cảm trong lòng mình, vì trước kia chưa từng gặp phải chuyện đó bao giờ. Có nghĩa là từ trước tới giờ Kazuha được mặc định là bạn thân” trong suy nghĩ của hắn, và chưa nghĩ tới chuyện tiến tới xa hơn, nếu như Heiji thực sự nghiêm túc nghĩ về chuyện này, có lẽ hắn sẽ sớm phân tích và khẳng định được tình cảm của mình. (nhưng có đủ can đảm để thử không thì … chưa biết được). Tóm lại Heiji không thể chịu được cái ý nghĩ phải mất đi Kazuha nếu như bị từ chối, hoặc phải đem cô ấy trao cho gã đàn ông nào khác, hoặc là cho Thần Chết.




Lí do Heiji không ưa được Hakuba Saguru là ở chỗ - Hakuba luôn có khuynh hướng lên mặt dạy đời và sẵn sàng sỉ nhục hắn khi có cơ hội. Có thể nói hai người này là hai cá thể và hai cá tính hoàn toàn đối lập nhau như nước với lửa. Hakuba tỉnh táo, điềm tĩnh và tự tin ngất trời còn Heiji thì nóng tính, xốc nổi và cầu tiến, luôn muốn vươn tới cái tốt đẹp hơn. Nhưng không thể đánh giá được ai giỏi hơn ai, và ai tốt ai xấu, bởi vì trái ngược nhau cũng đồng nghĩa với việc có thể thành một đội làm việc có hiệu quả, không để lọt bất cứ kẽ hở nào khi nhìn vụ án dưới nhiều phương diện khác nhau (nếu như trước đó hai người này chưa kịp đập bể sọ nhau vì tức giận).




Heiji rất quý trọng tính mạng của con người, nhất là sau khi kết thân với một thám tử như Shinichi – có lần khi hắn từng nghĩ để mặc cho hung thủ tự kết liễu đời mình còn hơn là sống sót trong bi  kịch như thế, nhưng sau đó hắn bị Shinichi thuyết phục rằng thái độ thờ ơ đó là giết người không dao, chính vì vậy sau này Heiji cũng cứu mạng một thủ phạm có ý định tự vẫn trong gang tấc. Những vụ án gần đây cũng vậy, Heiji có vẻ tức tối vì việc người ta lấy đi tính mạng của nhau hơn là việc vi phạm pháp luật. Đây là một đức tính đáng mến của Heiji – hắn không sao y bản chính thần tượng của mình mà thực sự biết cách học hỏi và áp dụng sao cho phù hợp với hoàn cảnh và tính cách mình có, nghĩa là thay vì trở thành một phiên bản vô tính của Shinichi thì hắn đủ khả năng rèn luyện và phát huy nhanh chóng một kĩ năng hiệu quả tương đương mà vẫn mang sắc thái và phong cách rất riêng của chính mình, thậm chí gần đây còn có dấu hiệu vượt qua cả Shinichi (xem lại chapter 692). Heiji bí mật cứu bồ lũ nhóc thám tử nhí để chúng có thể thắng giao kèo với Shinichi mà chỉ thông qua tin nhắn điện thoại thay vì có mặt tại hiện trường từ đầu đến cuối. Nếu như biết kiềm chế cảm xúc và điểu chỉnh nó tốt hơn thì rất có thể đầu óc của Heiji còn sắc sảo hơn cả Shinichi. Heiji có khả năng kết nối những mấu chốt của vấn đề khá nhanh không thua gì Shinichi, trong trường hợp hắn không tự bịp mắt mình trước những sự việc rõ rành rành.



Tóm lại là, ai cũng biết trên đời này kiếm được người hoàn toàn trung thực và thật thà còn khó hơn cả hái sao trên trời, tuy nhiên ít nhất người ta cũng chắc chắn dùng cái câu “what you see is what you get” khi đối diện với Hattori Heiji, bởi vì đó là bản tính tự nhiên của cậu ta. Hắn không giấu diếm mà cũng không thích phải giấu diếm, và chuyện này sẽ dẫn đến những hệ lụy khá thú vị nếu như một ngày nào đó hắn phân loại được thứ tình cảm hắn dành cho Kazuha. Hơn thế nữa đặc tính này giúp Heiji trở thành một người bạn cực kì tốt tính và chung thủy, Heiji có lẽ là một trong số ít người bạn tốt nhất mà Shinichi tin cậy được trong tình huống ngặt nghèo và trớ trêu hiện nay – không chỉ là trong trận chiến nảy lửa với Tổ chức mà còn trong cuộc sống đời thường, Heiji luôn có mặt và sẽ có mặt bên cạnh bạn mình mỗi khi Shinichi cần chiến hữu (dù Shinichi sẽ không thừa nhận điều đó). Heiji rất quan tâm tới người khác và thật lòng mong muốn bạn bè mình được vui vẻ hạnh phúc, cứ xem cái cách Heiji bày trò hề chỉ để Shinichi hết ủ rũ sau vụ 3K là đủ biết – đó là bằng chứng rõ ràng cho thấy Heiji rất để ý tới tâm tư tình cảm của bạn và luôn muốn hành động để mang lại niềm vui cho bạn mình. Nói chung Hattori Heiji là một người rất tốt, và Shinichi được làm bạn của Heiji là một cái phúc lớn của đời hắn ta.



Nhân vật khách mời của kì tới: Shiho Miyano.